Đặc sắc người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu | STK TRAVEL
+84936.878.000 info@stktravel.com

Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Hãy ấn vào nút xác nhận những thông tin ở trên là chính xác!

Already a member?

Login
+84936.878.000 info@stktravel.com

Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Hãy ấn vào nút xác nhận những thông tin ở trên là chính xác!

Already a member?

Login

Đặc sắc người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu

Người Dao Thanh Phán tin rằng sống ở vùng núi cao và mặc trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.

Thông tin huyện Bình Liêu

Là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cách trung tâm TP Hạ Long, Quảng Ninh hơn 100 km, cách Hà Nội khoảng 270 km. Nơi đây có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được ví như một “Sa Pa thu nhỏ”.

Bình Liêu được ví như “Sapa thu nhỏ”.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Vẻ đẹp truyền thống của người Dao Thanh Phán” được nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải (còn gọi Hai Le Cao), 37 tuổi, thực hiện trong chuyến khám phá Bình Liêu tháng 11/2021. Anh Hải cho biết để thuận tiện cung đường di chuyển, du khách có thể tham quan vịnh Hạ Long, đảo Quan Lạn hay Cô Tô, sau đó đến Bình Liêu.

Người Dao Thanh phán trong bộ trang phục truyền thống

Bình Liêu có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa… Trong đó, người Dao Thanh Phán sống chủ yếu ở 2 bản Sông Moóc A, Sông Moóc B, Phạt Chỉ, Khe Tiền.

Người phụ nữ Dao Thanh Phán trong bộ trang phục truyền thống.

Phụ nữ Dao Thanh Phán trong trang phục truyền thống, thường đội một hộp màu đỏ, quấn trên đầu một chiếc khăn in hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự duyên dáng. Phụ nữ đã kết hôn thường phải cạo tóc, lông mày và răng bịt vàng.

Trang phục rực rỡ, cùng nụ cười thân thiện làm tôn thêm nét đẹp riêng có của người phụ nữ Dao Thanh Phán. Các họa tiết hoa trên khăn đội đầu, trên gấu áo, gấu quần dùng nhiều hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa như chiếc bừa, hoa đậu đũa trên nương, hoa sâm hay ruộng bậc thang.

Các họa tiết hoa trên khăn đội đầu, trên gấu áo, gấu quần dùng nhiều hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa.

Nghề thêu từ lâu gắn liền với cuộc sống người Dao Thanh Phán, từ già đến trẻ hầu như ai cũng biết thêu. Các cô gái Dao trước khi lấy chồng đã tự tay thêu áo cưới và còn làm các bộ trang phục để tặng cho mẹ chồng. Họ có quan niệm sống ở vùng núi cao nên khi mặc trên mình bộ áo rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.

Họ có quan niệm sống ở vùng núi cao nên khi mặc trên mình bộ áo rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.

Văn hoá nhà gắn với thiên nhiên

Những căn nhà trình của người Dao Thanh Phán, là ngôi nhà đất, mái ngói âm dương, có điểm chung là xây dựng nơi cao ráo, khuất gió, gần nương và nguồn nước để tiện cho việc sinh hoạt đời thường. Trưa hè nắng gắt nhưng khi du khách bước vào nhà sẽ cảm thấy mát rượi.

Nhà trình tường của người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu.

Nhà trình tường của người Dao Thanh Phán xã Đồng Văn tương đối thống nhất, theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian, hai cửa, gồm một cửa chính giữa nhà và một cửa phụ ở đầu hồi nhà bên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng lợn phía sau. Ngoài ra, còn làm thêm hai cửa sổ ở bên trái, bên phải lối ra vào và một cửa sổ ở gian bếp. Ba gian nhà được sắp xếp: Gian bên trái dùng để đặt buồng ngủ của gia chủ; gian bên phải là buồng ngủ của con cái (thường có cửa buồng kín đáo); gian giữa thường rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, bày bàn ghế tiếp khách, một số gia đình đặt thêm 1 – 2 giường dành cho khách.

Trên bếp luôn có gác bếp nhỏ chứa lương thực, thực phẩm để hạn chế được sâu mọt, ẩm mốc.

Bên trong nhà còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song với tường chính. Sau bức tường phụ này chính là khu vực bếp. Nhà trình tường nào cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Trên bếp luôn có gác bếp nhỏ chứa lương thực, thực phẩm để hạn chế được sâu mọt, ẩm mốc.

Theo xu hướng hội nhập văn hóa, nhà ở của người Dao Thanh Phán hiện nay cũng đã có rất nhiều biến đổi. Giữa núi rừng, thỉnh thoảng lại xuất hiện những ngôi nhà bê tông cao tầng, thay thế cho hình ảnh ngôi nhà trình tường cổ kính. Những ngôi nhà trình tường còn được giữ lại hiện nay tạo ấn tượng thú vị với nhiều du khách đến Bình Liêu.

Thứ gì đã tạo nên sức sống bền bỉ cho những người con của núi?

Họ thường ăn hai bữa chính trong ngày và một bữa phụ vào buổi sáng. Trong bữa ăn, đồng bào ăn cơm tẻ là chính và thỉnh thoảng ăn ngô thay cơm, bên cạnh cơm lúc nào cũng có một nồi cháo hoa để ăn kèm.

Người Dao Thanh Phán chủ yếu ăn cơm tẻ là chính và thỉnh thoảng ăn ngô thay cơm.

Các món ăn của đồng bào Dao Thanh Phán được chế biến không chỉ có vai trò để ăn no mà còn có công dụng như bài thuốc. Một số món ăn được đồng bào chế biến cầu kì, tốn nhiều công sức, thời gian như: Thịt lợn nấu gừng, gà nấu rượu… Các món này có gia vị chính là gừng, đổ rượu ngập và đun lửa nhỏ trên bếp củi cho nhừ. Ăn thịt, đồng thời uống canh gà có gừng sẽ có tác dụng làm ấm cơ thể, khí huyết được lưu thông.

Các món ăn của đồng bào Dao Thanh Phán được chế biến không chỉ có vai trò để ăn no mà còn có công dụng như bài thuốc.

Về bánh, ẩm thực của đồng bào Dao Thanh Phán có bánh chưng, bánh đường, bánh gio, xôi ngũ sắc với nguyên liệu chính là gạo nếp, còn những màu sắc đều được chế biến từ các loại cây, cỏ trong vườn, trên núi.

Đồ uống hàng ngày được đun từ các loại lá, rễ cây rừng, có loại ngọt, có loại hơi chát, màu đỏ hoặc vàng, sử dụng loại nước uống này rất tốt cho sức khoẻ (thanh lọc thận, mát gan, thanh nhiệt). Người Dao Thanh Phán uống rượu sắn, rượu gạo, rượu ngô, rượu khoai lang, rượu đao ủ bằng men thảo dược, rượu ngâm chuối rừng, dứa dại, các loại rễ cây dược liệu.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng ẩm thực của người Dao Thanh Phán có thể thay đổi từ vùng này sang vùng khác, và sự đa dạng là một đặc điểm quan trọng của văn hóa ẩm thực của họ.

Ngày nay, đồ ăn công nghiệp đã và đang chi phối nhiều bữa ăn hàng ngày ở các thành phố. Hãy thử một lần rời bỏ những hối hả, bận rộn của công việc để đến với bản người Dao Thanh Phán ở Đồng Văn – Bình Liêu để cảm  nhận một cuộc sống thật chậm. Thưởng thức một bữa ăn thường ngày của đồng bào để cảm nhận sự mộc mạc đơn sơ, cảm nhận vị ngon và lành đã tạo nên sức sống bền bỉ cho những người con của núi.

Leave a Reply