Đặc sắc tết rằm tháng Bảy đồng bào dân tộc Tày Cao Bằng | STK TRAVEL
+84936.878.000 info@stktravel.com

Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Hãy ấn vào nút xác nhận những thông tin ở trên là chính xác!

Already a member?

Login
+84936.878.000 info@stktravel.com

Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Hãy ấn vào nút xác nhận những thông tin ở trên là chính xác!

Already a member?

Login

Đặc sắc tết rằm tháng Bảy đồng bào dân tộc Tày Cao Bằng

Lễ Vu Lan hay rằm tháng 7 không chỉ là dịp để người dân tộc Tày, Nùng quây quần bên gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng của quá trình sản xuất trong năm,…Đối với đồng bào Tày, Nùng quanh năm gần như tháng nào cũng có Tết. Tuy mỗi ngày lễ Tết đều có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều hàm chứa những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

1/ Nguồn gốc rằm tháng Bảy.

Đối với người Tày, Nùng ở Cao Bằng, rằm tháng 7 là một trong ba cái Tết quan trọng và lớn nhất của năm. Người dân nơi đây quan niệm rằng, rằm tháng 7 không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện và ý nghĩa khác.

Tháng 7 âm lịch là dấu mốc quan trọng trong quá trình sản xuất suốt một năm của cộng đồng người Tày, Nùng. Thời điểm này, bà con vừa thu hoạch xong vụ lúa chiêm, vụ ngô và cấy xong vụ mùa. Việc lao động sản xuất cũng thảnh thơi hơn, người dân địa phương chỉ cần làm cỏ, chăm bón chờ đến ngày thu hoạch.

 

Người Tày coi đây là một ngày Tết lớn trong năm (chỉ sau Tết Nguyên Đán).

Bởi vậy, bà con mở tiệc ăn mừng, làm cỗ thắp hương mời tổ tiên về chứng kiến và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây lúa sinh trưởng tốt tươi để mùa màng bội thu.

2/ Truyền thuyết gắn với người anh hùng dân tộc Nùng Trí Cao.

Bên cạnh đó, rằm tháng Bảy còn là dịp để bà con tưởng nhớ vong linh những chiến binh của nghĩa quân Nùng Trí Cao – một anh hùng dân tộc Tày sống vào thời nhà Lý thế kỷ 11.

Tết “Pây Tái” gắn với người anh hùng Nùng Trí Cao.

Nùng Trí Cao là con của một thủ lĩnh địa phương, được triều đình nhà Lý giao quyền cai quản, bảo vệ vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc trước sự xâm lấn của nhà Tống từ phương Bắc. Trong một trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, gần cửa khẩu Tà Lùng, huyện Quảng Hòa – Cao Bằng ngày nay, nhiều quân binh cùng Nùng Trí Cao tử trận. Nhân dân thương tiếc, lấy ngày 14/7 làm ngày giỗ của quân binh. Trong ngày này, người dân thường làm “péng tái” hay còn gọi là bánh gai để cúng vong hồn binh sỹ.

“Pẻng tái” dịch ra nguyên nghĩa là bánh đưa đường. Tương truyền, khi quân của Trí Cao lên đường đánh giặc, đi đến đâu, người dân cũng làm bánh gai cho quân sỹ làm lương thực.

Với người Tày, Nùng ở Cao Bằng, rằm tháng 7 cũng là dịp để những cô gái đã lấy chồng về thăm cha mẹ, gia đình. Ngày lễ này còn được gọi là Tết “Pây Tái”, con gái và con rể đem lễ về thăm và biếu nhà ngoại đôi vịt béo, chục bánh gai để thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, hiếu thuận đối với cha mẹ.

3/ Độc đáo ẩm thực ngày rằm tháng Bảy.

Đối với Tết Rằm tháng Bảy mang ý nghĩa đặc biệt hơn so với các ngày lễ khác, được tổ chức quy mô hơn, không khác gì Tết Nguyên đán. Rằm tháng Bảy được tổ chức rất đặc biệt, thể hiện bằng những vật lễ đa dạng, như: bún, thịt vịt, bánh gai, bánh chưng và các món ăn truyền thống khác để thờ cúng tổ tiên, đất trời theo nghi lễ truyền thống. Vì vậy công tác chuẩn bị cũng được người dân quan tâm và chuẩn bị từ trước. Từ việc nuôi vịt để phục vụ cho ngày Tết, gạo tẻ để làm bún, gạo nếp để làm bánh gai, bánh chưng và các loại bánh khác…

Ngày đặc biệt thể hiện bằng những món ăn ngon.

Theo truyền thống, có một số địa phương coi ngày chính Tết tháng Bảy là ngày 14 âm lịch, tức là trước rằm một ngày. Còn nhiều nơi, vẫn giữ đúng chính ngày rằm. Tuy thời gian khác nhau, nhưng quan niệm thờ cúng và các phong tục đều tương đồng với nhau.

  • Bún

Để chuẩn bị cho Tết Rằm tháng Bảy, mỗi thành viên trong gia đình đều được phân công làm một số món ăn với số lượng  khá lớn, được chế biến cầu kỳ so với ngày thường. Trong ngày Tết, ẩm thực không thể thiếu là món bún. Nguyên liệu là gạo tẻ ngon được vo sạch và ngâm trong nước hơn một ngày, trước khi xát thành bột phải vo kỹ và rửa sạch. Bột đựng và trong bao vải để ráo nước, sau đó nặn thành bánh có đường kính khoảng 20 mm. Bánh được đục lỗ ở giữa để khi luộc bánh chín đều. Sau khi luộc chín, bánh được giã và nhào cho dẻo rồi mang vào khuôn để ép thành sợi bún. Bún cho vào khuôn ép thẳng xuống nồi hoặc chảo nước sôi làm chín tại chỗ và sử dụng được ngay. Bún được chế biến theo cách truyền thống có hương vị đặc trưng riêng biệt, tạo sự hấp dẫn.

 

Luộc mẻ bột.
Mẻ bột đã đạt.
Giã bột để tạo độ dẻo cho bún.
Công đoạn ép bún rất quan trọng, cần nhiều người ép 2 bên và 1 người liên tục khuấy cho sợi bún không bị dính vào nhau.
Chờ cho bún chín phải để lửa to đều.
Thành phẩm bún truyền thống mùi thơm gạo, màu hơi đục, nhìn vào mặt bún bóng nhẫy nhưng không ướt, để ráo thường dính liền vào nhau và dẻo đến ngày hôm sau.
  • Thịt vịt

Vịt là một trong các món ăn chính không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng gia tiên của mỗi gia đình. Vịt được chuẩn bị từ 4 – 5 con, để vừa làm cỗ vừa cúng tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, vịt sống hay sống ở nước và giúp đỡ cho các loài khác vượt sông, vượt biển để có một cuộc sống mới. Do đó, vào mùa mưa khi cúng tổ tiên, các gia đình thường cúng vịt. Thịt vịt trong ngày Tết chủ yếu chế biến thành 2 món chính là luộc và rán, cách chế biến cũng không cầu kỳ, mà chỉ cần sử dụng những gia vị đơn giản. Sau khi vịt đã được làm sạch, gia vị tẩm ướp chủ yếu là lá mác mật, gừng, muối, hạt tiêu… vừa đủ, đem rán vàng. Khi lá mác mật được ướp sẽ tạo ra mùi thơm hòa quyện vào hương vị của thịt vịt tạo sự hấp dẫn và có vị đặc trưng riêng.

Dường như mỗi gia đình đều có một công thức riêng nhưng với tên gọi đều là “pất cháo mác mật”. Bởi mác mật là loại gia vị đặc trưng của khu vực Đông Bắc nói chung và Cao Bằng nói riêng.
  • Bánh gai

Trong ngày Tết Rằm tháng Bảy, bánh gai không thể thiếu trong mỗi gia đình, ngoài ra, một số gia đình còn làm thêm bánh chưng. Các loại bánh này không chỉ phục vụ ăn uống trong gia đình, mà còn mang ý nghĩa tâm linh để thờ cúng, thể hiện tấm lòng thành đối với tổ tiên, đất trời phù hộ cho gia đình sức khỏe, mùa màng tươi tốt…

Để làm thành chiếc bánh gai trải qua rất nhiều quy trình.
Cách bảo quản bánh chỉ cần phơi lên sào.

Ngoài ra với nhiều món đa dạng như: Chả lá lốt, măng khô, sườn om, ba chỉ chiên, lòng vịt xào khế, sườn om, giò, nộm, miến dong Cao Bằng… với hoa quả theo mùa: nhãn, thanh long, đặc trưng quả lê ta rất phổ biến khu vực Đông Bắc từ tháng 8 – 9 hàng năm.

Măng khô Đông Bắc.

4/ Những nghi lễ không thể thiếu trong ngày rằm tháng Bảy.

Sau khi hoàn thành, mâm cỗ được bày lên bàn thờ ở vị trí trang trọng nhất, được thắp hương cả ngày; đến chiều tối mâm cỗ được di chuyển trước chuồng trâu, bò để mong gia súc lớn nhanh, giúp con người lao động sản xuất. Tiếp đó, mâm cỗ được để ở sàn nhà ngoài trời cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, giúp cho cây trồng tươi tốt. Sau đó, mâm cỗ được di chuyển đến một số điểm, như bếp lửa… thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với tổ tiên, đất trời. Khi kết thúc, mâm cỗ được chuyển đến bàn thờ chính của gia đình, các món ăn được hâm nóng lại. Các loại vàng mã, giấy tiền  được bày lên bàn thờ, sau đó hóa vàng mã cho tổ tiên và cầu mong các thành viên trong gia đình sức khỏe, gặp nhiều sự may mắn trong cuộc sống.

Nghi lễ cúng thần linh trong ngày rằm.
Đối với người Tày, Nùng còn có tục “Pây tái”, nghĩa là đi thăm gia đình bên ngoại.

Trong ngày Tết, các gia đình gác lại tất cả các công việc và sum họp gia đình. Đối với người Tày, Nùng còn có tục “Pây tái”, nghĩa là đi thăm gia đình bên ngoại. Khi đến bên ngoại, không thể thiếu đôi vịt, bánh gai, bánh chưng và các đồ lễ khác. Mỗi địa phương có hình thức thể hiện khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa con rể đến thăm gia đình bên ngoại để cảm ơn người đã dạy dỗ, sinh thành vợ mình; là sự động viên của con cái đối với cha mẹ…

Tết Rằm tháng Bảy được dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng coi trọng. Ai đi làm ăn xa đúng dịp này đều trở về quê hương để thăm người thân, gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống cần được gìn giữ và phát huy.

Ảnh: Bùi Hoài, Trung Kiên

Admin.

Leave a Reply