Phượng Hoàng cổ trấn không phải là địa điểm mới đối với dân du lịch mà đây là địa điểm được rất nhiều người yêu thích khi nhắc đến du lịch Trung Quốc. Nhắc đến Phượng Hoàng cổ trấn, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến vẻ đẹp trầm mặc như cổ thi kéo dài mãi dọc theo con sông Trường Giang.
1/ Vị trí Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, bên cạnh dòng Đà Giang, Phượng Hoàng (FengHuang zhen) là cổ trấn 1.300 tuổi ở Trung Quốc. Đây cũng là nơi ít chịu ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh, vì vậy nơi đây vẫn còn giữ được gần như nguyện vẹn cấu trúc của một đô thị cổ trong lịch sử phương Đông. Tên của trấn, Phượng Hoàng, được đặt theo loài chim cùng tên với một huyền thoại đẹp. Tương truyền rằng có một đôi phượng hoàng – loài chim thần có khả năng tái sinh từ ngọn lửa đã từng bay qua cổ trấn này, vì cảnh vật quá đẹp nên chúng lưu luyến mãi mới chịu rời đi. Từ đó, người dân ở đây đã đặt tên cho thị trấn là Phượng Hoàng.


Diện tích Phượng Hoàng cổ trấn chỉ khoảng hơn 10km2 nhưng lại là địa điểm rất nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm hàng năm. Khoảng thời gian đẹp nhất để đến thăm thị trấn cổ xưa này là từ tháng 7 đến tháng 9, khi thời tiết dễ chịu, mát mẻ, cả không gian được bao phủ bởi màu xanh bàng bạc yên ả, lúc này bạn có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp thanh bình và không khí trong lành nơi đây.
2/ Bí ẩn từ truyền thuyết loài chim Phượng Hoàng
Đúng như tên gọi của mình, Phượng Hoàng Cổ Trấn là một thị trấn cổ của người Miêu Tương Tây nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 686 dưới thời nhà Đường, nơi đây chính thức trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và quân sự của cả vùng vào những năm 1368 – 1644 (dưới thời Minh – Thanh). Mãi cho đến thời nhà Thanh (1644 – 1911), các dân tộc người Hán và người Miêu đã cùng nhau chung tay xây dựng và hoàn thiện các công trình kiến trúc tiêu biểu tại đây. Trải qua lịch sử hơn 1300 năm tồn tại, thị trấn cổ này vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn những giá trị về kiến trúc và văn hóa Á Đông xưa. Sở dĩ có tên gọi là “Phượng Hoàng Cổ Trấn” là vì ở phía Tây Nam của thị trấn này có một ngọn núi sở hữu hình dáng trông giống một con phượng hoàng đang đập cánh bay vút lên.


Phượng Hoàng trong giai thoại của Trung Quốc là loài chim thần thoại mang điềm lành, và chúng là loài chim bất tử có thể tái sinh từ ngọn lửa. Có truyền thuyết kể rằng trước đây từng có hai con Phượng Hoàng bay qua vùng đất này và đắm chìm trong khung cảnh yên bình, thơ mộng tựa chốn tiên cảnh nên lưu luyến không muốn rời đi. Từ đó người ta đặt tên thị trấn cổ xưa này là “Phượng Hoàng Cổ Trấn”.
Phượng Hoàng Cổ Trấn giống như chốn tiên cảnh bao bọc bởi một màu xanh của núi non, cây cối và yên bình bên dòng sông Đà Giang. Những cây cầu trên mặt nước và những ngôi nhà cổ được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Trung Hoa với những đường nét hài hòa, nổi bật bởi màu đỏ của nước sơn trên gỗ và tường thường được khắc họa trong các bức tranh truyền thống của người Trung Quốc. Du khách sẽ cảm nhận được phong cảnh thơ mộng tựa trong tranh khi sương mù bao phủ toàn cổ trấn vào sáng sớm hoặc sau cơn mưa.
3/ Vẻ đẹp kiến trúc
Phượng Hoàng Cổ Trấn không chỉ dựa vào vẻ đẹp tự nhiên của núi non sông nước để thu hút du khách, mà thị trấn cổ xưa này còn hấp dẫn nhiều người nhờ những ngôi nhà, cây cầu cổ xưa, hay đình chùa mang dấu ấn lịch sử lâu đời kéo dài tới 1.300 năm.
Theo sử ghi lại, Phượng Hoàng được xây dựng dưới thời Đường vào những năm 686. Đến thời Minh – Thanh (giai đoạn 1368 – 1644), vùng đất này nhanh chóng trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và quân sự lớn của Trung Quốc.
Phượng Hoàng là nơi sinh sống chủ yếu của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán. Toàn bộ những kiến trúc cổ lớn của Phượng Hoàng còn giữ lại cho đến nay đa phần đều là công xây dựng từ thời nhà Thanh (1644 – 1911), do người Hán và người Miêu hoàn thiện.
Theo tư liệu, PHCT được mệnh danh là một trong những cổ trấn đẹp nhất của Trung Quốc. Yếu tố mấu chốt để tạo nên bản sắc độc đáo cho PHCT là kiến trúc điếu cước lâu được sử dụng để xây dựng nên những ngôi nhà gỗ tại cổ trấn. Điếu cước lâu là một loại hình nhà sàn dân gian truyền thống lâu đời của người Miêu kết hợp với kiến trúc nhà cột, thích hợp cho những vùng đồng bào sinh sống gần cả núi và sông như PHCT. Do đó, kiến trúc điếu cước lâu tại PHCT vừa có yếu tố bản địa, vừa có yếu tố ngoại lai, đã tạo nên các đặc trưng cho loại hình kiến trúc nổi bật nhất của vùng cổ trấn.


Phượng Hoàng Cổ Trấn là một ví dụ tuyệt vời về những ngôi làng cổ còn duy trì nét cổ xưa trong công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc. Từng con hẻm, lối đi ở cổ trấn đều được lát đá và những phiến đá nhỏ bị bào mòn bởi dấu chân của nhiều thế hệ người dân địa phương cũng như khách du lịch đến đây. Đối với du khách, những con hẻm chạy xuyên suốt cổ trấn và nơi họ có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà gỗ cổ được thiết kế độc đáo nằm dọc bên bờ sông Đà Giang. Để thấy hết được vẻ đẹp của PHCT, ngoài được tận mắt ngắm kiến trúc nhà gỗ vào ban ngày, khách tham quan còn được tận hưởng sự lung linh của PHCT vào ban đêm.
4/ Sông Đà Giang và cuộc sống của người dân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Trải dài theo đường chéo từ Tây Bắc đến Đông Nam của Phượng Hoàng Cổ Trấn, sông Đà Giang là nguồn sống của người dân địa phương. Bên bờ sông Đà Giang, người ta bắt gặp những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân nơi đây: Phụ nữ giặt đồ bằng tay và Đàn ông đánh cá bằng lưới. Ở cổ trấn Trung Quốc này, cứ vào 5h sáng, những người dân sống trong cổ trấn thường mang quần áo ra giặt giũ dọc hai bên dòng sông. Mặc dù hầu hết nhà nào cũng có máy giặt và máy sấy nhưng người dân nơi đây vẫn thường giặt quần áo bằng cách dùng chày đập. Tiếng đập quần áo vẫn thường vang lên giữa không gian tĩnh mịch vào những buổi sáng còn mờ hơi sương từ lâu đã trở thành nét văn hóa của vùng đất thanh bình này.


5/ Tộc người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn


Những vật dụng hay trang sức bạc được bày bán trong các tiệm đồ lưu niệm tại cổ trấn được làm từ bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công nơi đây. Ngoài trang sức bạc, cà vạt, các loại vải vóc, giày thổ cẩm,… mang nét đặc trưng của Phượng Hoàng được bày bán rất nhiều trên đường phố, rất thích hợp để du khách lựa chọn làm quà lưu niệm. Người Miêu thân thiện và hiếu khách, họ thường giao lưu với du khách thông qua những hoạt động giải trí và hoạt động truyền thống.
Bằng cách nào đó, thời gian dường như không hề chảy qua thị trấn cổ xưa này trong nhiều thế kỷ, và điều thể hiện rõ rệt nhất trong một phần tính cách của người dân nơi đây: Chăm chỉ, Đơn giản và Có phần kỹ tính.